1. Nobel - giải thưởng quốc tế cao quý Ngày 27 tháng 11 năm 1895, tại Paris, ông Alfred Nobel đã ký di chúc, dành toàn bộ tài sản - tiền thưởng tích cóp cả cuộc đời làm việc, nghiên cứu sáng tạo của ông... để lập ra giải thưởng Nobel (mang tên ông). Đến nay, giải Nobel được thừa nhận rộng rãi như là giải thưởng danh giá nhất mà một người có thể nhận được trong lĩnh vực được trao giải. Giải thưởng quốc tế Nobel được tổ chức thường niên kể từ năm 1901, trao cho những nhóm và hoặc cá nhân có thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực: vật lý, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hòa bình. Trong đó, giải Nobel hoà bình được trao cho tổ chức hoặc cho cá nhân. Năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển (nơi quỹ Nobel đang uỷ thác) đã quyết định trao thêm giải thưởng lĩnh vực "khoa học kinh tế". Tính đến nay, sau 115 năm lịch sử kể từ lần trao giải đầu tiên năm 1901, thế giới đã có 870 cá nhân và 26 tổ chức vinh dự được nhận giải thưởng danh giá vì những thành tích nghiên cứu - cống hiến xuất sắc cho nhân loại. Mỗi giải thưởng bao gồm: tiền thưởng trị giá 1,1 triệu USD; một huy chương bằng vàng nguyên khối chạm hình Sir Alfred Nobel và một giấy chứng nhận về giải thưởng. Theo thông lệ, giải Nobel Hòa bình được trao thưởng ở Oslo, Na Uy; các giải khác được trao ở Stockholm, Thụy Điển. Trong đó, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải Nobel Vật lý, Hóa học và Kinh tế; Hội Nobel ở Karolinska Institutet trao giải Nobel Sinh học và Y học; Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel Văn học. Đặc biệt, giải thưởng Nobel Hòa bình được Ủy ban Nobel Na-Uy (gồm 5 thành viên do quốc hội Na Uy bầu ra) trao tặng thay vì một tổ chức của Thụy Điển. - Kể từ năm 1901 khi giải Nobel đầu tiên được trao, đến nay đã có 820 nam giới và 50 phụ nữ được vinh danh. (Các nhà hoạt động Nữ quyền chắc không thích lắm điều này - Độ tuổi trung bình của những người đoạt giải Nobel trên tất cả các lĩnh vực là 59 tuổi. - Người giành giải Nobel cao tuổi nhất là nhà khoa học Mỹ (gốc Nga), Leonid Hurwicz. Ông được trao giải Nobel Kinh tế vào tháng 10 năm 2007, khi đã 90 tuổi. Tám tháng sau ông qua đời. - Năm 2007, nữ tác giả người Anh, Doris Lessing, trở thành người phụ nữ lớn tuổi nhất giành giải Nobel Văn học, khi bà 87 tuổi. Bà cũng là một tác giả đặc biệt với tuổi thơ bất hạnh ở xứ độc tài Persia (Iran bây giờ); lớn lên ở xứ sở nghèo khổ và con người bị chà đạp Southern Rhodesia (hiện nay là Zimbabwe); sau 30 tuổi mới chuyển đến Anh sinh sống. - Người trẻ nhất vinh dự nhận giải Nobel là nữ sinh Malala Yousafzai (17 tuổi, quốc tịch Pakistan), giành giải Nobel Hòa bình vào năm 2014 vì những nỗ lực hoạt động bảo vệ Nữ quyền và Quyền trẻ em. - Nhà khoa học Marie Curie là người phụ nữ duy nhất được trao 2 giải Nobel: Nobel Vật lý (1903) và Nobel Hóa học (1911). - Có 06 cặp cha và con trai; 01 cặp cha và con gái; cùng 01 cặp mẹ và con gái... cùng đoạt giải thưởng Nobel. Bên cạnh đó, có 05 cặp vợ chồng cùng đoạt giải Nobel. - Danh hiệu “Gia đình Nobel” giành giải Nobel Hóa học thuộc về nhà bà Curie, gồm: vợ chồng Pierre-Marie Curie và con gái Irène Joliot Curie cùng con rể của họ là Frédéric Joliot. (Gia đình giành được nhiều giải Nobel nhất hành tinh). - Giải Nobel Hòa bình năm 2014, trước khi trao cho nữ sinh 17 tuổi người Pakistan, đã nhận được con số đề cử kỷ lục: 278 đề cử. (sưu tầm). 2. Noel, Tin Mừng cho nhân loại Noel là một cuộc kết hôn giữa Thiên Chúa sáng tạo và con người là thụ tạo. Chúa Kitô là Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, có trái tim để yêu thương, đã mặc khải về Thiên Chúa là tình yêu, và thực hiện lòng thương xót của Thiên Chúa muốn cứu rỗi con người. Đây là cuộc kết hôn vượt trên sức tưởng tượng của con người, cuộc kết hôn không “môn đăng hộ đối” giữa đôi bên.